Nhang trầm hương từ bao đời nay đã trở thành một biểu tượng linh thiêng trong văn hoá thờ cúng Việt Nam. Hương trầm phảng phất khắp không gian dường như đã khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi người con Việt.
Nhang trầm gần gũi với đời sống thường ngày là vậy, tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết được toàn bộ quy trình của cách làm nhang trầm hương. Do đó, hãy cùng Trầm Tín tìm hiểu thông qua bài viết ngay dưới đây nhé!
1. Quá trình phát triển của nhang trầm trong văn hóa Việt
Đối với con người Việt Nam, hương trầm có thể coi là mùi hương gắn liền với tuổi thơ, quê hương nguồn cội. Nén nhang luôn hiện hữu trong đời sống không chỉ trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp mà ngay cả khi những người con đất Việt phải rời xa quê hương hay chỉ đơn giản là gặp phải những chuyện buồn vui trong cuộc sống.
Xem thêm: Tác dụng của nhang trầm hương trong phong thuỷ tâm linh và sức khoẻ con người
Năm tháng lịch sử qua đi cũng dần làm phai mờ những tư liệu về văn hóa thờ cúng của Việt Nam, thậm chí cả kinh nghiệm làm nhang truyền thống ở các làng nghề cũng phần nào bị mai một.
Đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử hình thành và phát triển của nhang hương trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, theo Phan Kế Bính trong “Phong tục Việt Nam”, việc tế tự đốt hương xuất phát từ Tây vực. Đốt hương là để cầu nguyện cho sự xuất hiện của các vị thần.
Trong phong tục thờ cúng các tôn miếu, đền thờ thần ở nước Tàu trước đây chỉ dùng cỏ thơm trộn với mỡ để tạo mùi thơm chứ chưa có đốt hương. Đến thời Vũ đế nhà Hán sai tướng sang đánh cho vua nước Hồn Gia xứ Tây Vực (thuộc Ấn Độ) phải đầu hàng, đã dâng một tượng thần bằng vàng cho vua Vũ đế đem về đặt trong cung Cam Toàn. Người nước Hồn Gia chỉ đốt hương để lễ bái, cúng tế thần. Kể từ đó, mới có tục đốt hương.
Đoạn trích “Ngộ truyện” có nói rằng, Thứ Sử Giao châu Trương Tân thường đốt hương ở nhà Cát Lập tịnh xá để đọc đạo thư. Phong tục đốt hương ở nước ta có lẽ bắt đầu từ đây. Cùng với quá trình phát triển của đạo Phật, đốt nhang du nhập vào nước ta và trở thành một phong tục phổ biến.
2. Hướng dẫn quy trình cách làm nhang trầm hương
Trải qua bao nhiêu đời nay, các nghệ nhân đã phải cố gắng bảo tồn và lưu truyền lại cho thế hệ sau cách làm nhang trầm để giữ cho nghệ thuật làm nhang nước nhà không bị mai một. Sự tỉ mỉ, khéo léo của những người thợ đều được thể hiện rõ nét thông qua từng bước trong quy trình làm nhang trầm hương dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm nhang
- Phân loại nguyên liệu: Vì nhang trầm được làm từ nguyên liệu gỗ trầm hương (thường là gỗ dó bầu ít tuổi pha trộn cùng các loại trầm khác theo tỉ lệ) nên chất lượng của nhang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chất lượng của trầm nguyên liệu. Liều lượng tinh dầu có trong các loại trầm hương là yếu tố quan trọng quyết định đến mùi hương của nhang trầm, tùy theo hình thức sản xuất mà các vùng/quốc gia khác nhau có cách xác định trầm hương khác nhau
- Loại bỏ tạp chất: Vì là nguyên liệu thô nên trong quá trình khai thác và chế biến có thể lẫn tạp chất. Do đó, người thợ cần phải làm sạch hầu (hàu) / loại bỏ các phần tạp chất khác (nếu có) lẫn trong nguyên liệu trước khi sang các công đoạn tiếp theo.
Bước 2: Xay mịn bột trầm hương từ nguyên liệu gỗ dó bầu
- Nghiền nhỏ nguyên liệu (đã được làm sạch) thành bột.
- Rây lại các nguyên liệu đã xay để đảm bảo bột nhang được mịn nhất có thể. Đây là một công đoạn khá quan trọng vì bột càng mịn thì thành phẩm nhang được sản xuất ra sẽ càng đẹp.
Bước 3: Trộn bột nhang cùng keo thực vật
- Bột trầm hương xay mịn sẽ được mang đi trộn cùng keo thực vật – keo bời lời (được chiết xuất từ cây bời lời) và nước.
- Để đảm bảo nhang có mùi thơm rõ nét của trầm, các thành phần khác có trong nhang không được có mùi quá nặng. Đây cũng chính là lý do keo bời lời được chọn làm chất kết dính bởi nó không có mùi.
- Nhang trầm hương sạch sẽ có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm do ảnh hưởng từ màu tự nhiên của bột trầm hương. Nhang trầm không có màu sắc bắt mắt hay màu đen như các loại nhang khác.
Những loại nhang có màu sặc sỡ là do đã được tẩm thêm màu nhân tạo hoặc nguyên liệu bột gỗ / thảo mộc khác không phải từ cây dó bầu.
Bước 4: Tạo hình sản phẩm tùy loại nhang trầm
- Những tiến bộ trong công nghệ, máy móc đã giúp cho việc sản xuất nhang trầm có năng suất cao và tiết kiệm được nhiều nhân lực, thời gian hơn.
- Sau khi hoàn thành bước 3, bột sẽ được tạo hình thủ công hoặc đưa vào máy chuyên dụng tuỳ theo từng loại sản phẩm (Nhang có tăm, nhang không tăm, nhang vòng, nhang nụ).
Ví dụ:
Đối với nhang không tăm: Tiến hành đo và cắt thành phẩm tuỳ theo kích thước cần có.
Đối với nhang có tăm: Rà soát lại độ dài thành phẩm, đặc biệt là đối với các thành phẩm nhang được se và cắt tỉa thủ công nhằm đảm bảo chiều dài đồng nhất, tiện cho việc đóng gói sau này.
Bước 5: Kiểm tra thành phẩm lần 1
- Tạo hình xong, những người thợ sẽ tiến hành các công đoạn kiểm tra, uốn nắn và tự tay hoàn thiện để các sản phẩm đều có kết cấu chắc chắn, kích thước đồng đều, đạt tiêu chuẩn cả về hình thức và chất lượng.
- Công đoạn này các xưởng sản xuất đặc biệt cần chú ý kiểm tra các sản phẩm một cách kỹ lưỡng, loại bỏ các sản phẩm lỗi.
Bước 6: Phơi khô nhang
- Nhang sau khi sản xuất sẽ được phơi khô trong điều kiện thời tiết tự nhiên đủ nắng và gió.
- Người thợ làm nhang cần phải chú ý đến điều kiện thời tiết thích hợp và thao tác khéo léo trong quá trình phơi nhang. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến việc liệu hình dáng của nhang có được đẹp mắt hay không.
Bước 7: Hút ẩm nhang trầm (Ủ nhang)
- Mặc dù đã được làm khô ở bước 6, việc hút ẩm nhang vẫn sẽ giúp đảm bảo nhang sau khi đến tay người sử dụng không bị ẩm, mốc. Tùy theo từng làng nghề, từng nghệ nhân mà thời gian hút ẩm cho nhang sẽ khác nhau.
- Ngoài ra, đây cũng được coi là công đoạn ủ nhang, giúp tăng độ tỏa hương cho nhang. Nhang trầm tốt là nhang để càng lâu thì mùi hương càng thuần khiết, khi đã loại bỏ được hết vị cay hăng của keo bời lời theo thời gian.
Bước 8: Kiểm tra chất lượng lần 2 và Đóng gói sản phẩm
- Các thành phẩm nhang trước khi được giao đến tay khách hàng phải được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, độ ẩm, nấm mốc và các hư hỏng khác: đảm bảo không bị cong, vênh, thịt nhang bám trên tăm đầy đặn không sứt mẻ…
- Các sản phẩm đã đạt yêu cầu ở bước kiểm duyệt thì sẽ được mang đi đóng gói. Việc đóng gói bao bì sản phẩm cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ nhằm tránh những trường hợp bao bì bị hở, rách làm cho nhang bị ẩm mốc – ảnh hưởng tới chất lượng của nhang hoặc không sử dụng được.
3. Những lưu ý quan trọng khi làm hương trầm
Để sản xuất ra được những thành phẩm nhang trầm đạt tiêu chuẩn về cả hình thức và chất lượng, những người thợ cần pha trộn bột trầm hương và keo bời lời theo đúng tỷ lệ nhất định, đặc biệt cần đảm bảo không trộn lẫn các tạp chất và hoá chất.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm trong nghề và sự khéo léo của mỗi người thợ sẽ đóng vai trò là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ của nhang trầm hương.
Một lưu ý quan trọng khác là chọn lọc mua nguyên liệu gỗ trầm hương và keo bời lời từ những địa chỉ uy tín, tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng khiến cho thành phẩm nhang đầu ra không đạt hiệu quả như mong đợi.
4. Tác hại khi làm nhang trầm hương sai cách
Những nhang trầm đạt tiêu chuẩn về chất lượng thường được tạo nên từ việc pha trộn bột gỗ trầm hương và keo bời lời theo một tỷ lệ nhất định.
Tuy nhiên, nếu cách làm nhang trầm gặp sai sót ở khâu pha trộn tỷ lệ, hoặc sử dụng nguyên liệu có pha tẩm hóa chất thì khá là tai hại. Không những sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu về mùi hương (khi đốt lên, mùi hăng / nồng / khét) mà thậm chí khói nhang có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt nhang trầm hương sạch và hóa chất
Bên cạnh đó còn làm mất đi yếu tố tâm linh, phong thuỷ vốn có của sản phẩm, làm ảnh hưởng tới tấm lòng thành của người làm lễ.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về nhang trầm hương mà Trầm Tín muốn chia sẻ tới quý vị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho quý vị có cái nhìn rõ nét hơn về cách sản xuất nhang trầm đảm bảo chất lượng. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm vui lòng liên hệ tới 0911.999.148 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!