Trầm miếng / Giác trầm
Đốt trầm hương từ bao lâu nay đã là một thú chơi cao quý và nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do hương thơm đầy thu hút cùng với những lợi ích mà trầm hương mang lại cho đời sống con người.
Phổ biến trong xông trầm có sử dụng giác trầm/trầm miếng, nhưng chưa nhiều người hiểu được nó là gì. Mời quý vị cùng theo dõi và tìm hiểu với Trầm Tín qua bài viết dưới đây nhé.
1. Giác trầm, trầm miếng, trầm sánh là gì?
Cây dó bầu (cây trầm hương) sau khi tích trầm về cơ bản sẽ hình thành 3 lớp: phần bì - sánh, phần giác trắng (xác trầm) và phần giác trầm hay còn gọi là phần trầm miếng.
Lớp bên ngoài cùng - phần thân vỏ gọi là phần bì, nếu phần bì có tinh dầu tự nhiên (trầm tự nhiên) thì gọi là bì dầu. Còn phần bì do cây dó vườn (loại do con người nuôi trồng sản xuất) hình thành dầu do quét sinh phẩm - hóa chất mà hình thành khi khai thác thường gọi là sánh.
Phần gỗ dó ở giữa không có chứa tính dầu nên thường được gọt - xỉa bỏ đi, gọi là giác trắng (xác trầm). Phần này giá trị kinh tế thấp, thường được tận dụng xay làm bột nhang hoặc nấu rút tinh dầu.
Lớp cuối cùng là phần gỗ dó đã được tạo trầm - là phần quan trọng và giá trị nhất cây gỗ trầm. Tên gọi giác trầm hương thường được dùng để chỉ phần gỗ có ít dầu, giá trị kinh tế vừa phải; còn tên gọi trầm miếng được chỉ phần gỗ trầm hương có hàm lượng dầu nhiều - mang giá trị kinh tế cao. Ta có thể hiểu đơn giản: giác trầm hương là phần gỗ có dầu nhưng mang ít tinh dầu hơn so với trầm miếng.
Để có được các miếng trầm hương nguyên chất, lớp xác trầm ít dầu sẽ phải được đẽo chặt - tỉa bỏ đi. Sau đó, những người thợ sẽ tiến hành xỉa tinh, lọc tiếp bớt các phần giác dầu, chỉ giữ lại những khúc nào có lớp dầu dày đậm để tạo ra thành phẩm trầm hương miếng nguyên chất.
2. Đặc tính và công dụng của giác trầm hương – trầm hương miếng
2.1 Đặc tính
Nếu chỉ ngửi ở bên ngoài, trầm hương miếng có thể ít hoặc thậm chí không toả hương thơm rõ rệt - cái này ta gọi là mùi sống (mùi ngửi trực tiếp). Tuy nhiên, khi tác động nhiệt độ cao, dầu trầm sẽ toả ra hương thơm ngọt thanh, tinh khiết đặc trưng (mùi chín - mùi qua nhiệt) từ từ hoà lẫn vào không khí.
2.2 Công dụng
Trong đông y, trầm miếng được sử dụng như một loại dược liệu có lợi cho sức khỏe.
Hương thơm thanh thoát, nhẹ nhàng của trầm giúp ích rất nhiều trong việc thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Do đó, trầm hương miếng rất phù hợp với người ưa thích các bộ môn yêu cầu sự tĩnh tâm như yoga hay thiền định.
Bên cạnh đó, một công dụng khác của trầm miếng phải kể đến đó chính là khả năng thanh lọc không khí, hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn và khử mùi ẩm mốc.
Khi xông hoặc đốt trầm miếng, phần tinh dầu sẽ sôi trên mặt gỗ, tỏa hương thơm đặc biệt, giúp xua tan tà khí, âm khí lạnh trong nhà, làm ấm không gian sống, nhất là với gia đình mới có tang sự.
Trong nhiều lễ nghi quan trọng của các tôn giáo lớn, việc xông trầm cũng được sử dụng thường xuyên.
Sản phẩm này cũng được sử dụng như một cách để bày tỏ sự trân trọng, lòng thành kính tới các vị thần linh; hay gửi gắm những mong cầu, ước nguyện chân thành của con cháu với ông bà tổ tiên.
Tham khảo thêm: 8 công dụng của trầm hương trong sức khỏe và đời sống
2.3 Khi nào nên xông hoặc đốt trầm miếng?
- Trong các dịp khai trương cửa hàng giúp may mắn thuận lợi trong việc làm ăn.
- Trước khi dọn về nhà mới giúp khử được mùi hôi và làm không gian sống trở nên ấm áp.
- Vào Lễ Tất niên cuối năm hay trong thời khắc giao thừa nhằm xua đuổi những điều không may trong năm cũ và thu hút điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
- Trong các nghi lễ quan trọng của nhiều tôn giáo lớn.
- Trong các dịp giỗ ông bà tổ tiên, lễ cúng của gia đình.
Xem chi tiết: Nên đốt trầm hương khi nào? Có nên xông trầm hàng ngày không?
3. Các loại trầm hương miếng xông đốt phổ biến
3.1 Trầm miếng đồi chúp, dạng nón
Do trầm miếng thường có hình thù giống cái nón cho nên được đặt là trầm hương đồi chúp hay nón. Thường dạng trầm hương miếng đồi chúp hay nón được tạo nên từ thương tích trên những nhánh nhỏ của cây gỗ Dó Bầu.
Khi những nhánh cây gỗ nhỏ bị đứt và tạo ra thương tích thì cây dó sản sinh ra phần tinh dầu như một cách đề kháng tự nhiên, theo thời gian sẽ tạo ra dạng trầm hương miếng dạng đồi chúp hay nón. Nếu môi trường bất lợi đối với sự tăng trưởng của cây và tầng tinh dầu trầm hương ngày càng nhiều thêm, dày hơn ở trong các đồi chúp thì sẽ tạo ra dạng trầm hương Mắt Tử.
3.2 Trầm hương miếng Trai Kiến, Sùng đục
Trầm hương miếng Trai Kiến, Sùng được được tạo ra từ vết thương do kiến cắn làm tổ và con Sùng đục trên thân cây Dó Bầu. Khi vết thương càng khó lành thì thân cây Dó Bầu lại càng tiết nhiều chất nhựa để bảo vệ cây (chính là tinh dầu trầm hương).
Trên mỗi miếng trầm Trai Kiến và Sùng đục đều có các lỗ kiến, lỗ sùng hình tròn. Để miếng trầm Sùng, Kiến này có lượng trầm nhiều thì cần phải qua một thời gian dài, kèm với đó phải là các điều kiện môi trường phù hợp.
Nếu miếng trầm to dày (hàng làm được việc) thì có thể được chế tác thành các loại vòng tay trầm hương cao cấp đắt đỏ. Còn những miếng trầm Trai Kiến, Sùng đục có lượng trầm thấp thì dùng để ngâm rượu, làm trà và xông đốt.
3.3 Trầm hương miếng Dạng Đế
Đây là một loại trầm hương miếng rất đặc biệt, nó được tạo ra khi cây Dó Bầu trong rừng bị chặt ngang thân để khai thác trầm hoặc bị gãy ngang mà vẫn còn lại gốc cây. Cây Dó bầu chỉ còn gốc nhưng vẫn sống và trầm hương miếng Dạng Đế được tạo ra từ chính những vết thương này.
Thường thì các miếng Đế lớn sẽ được dùng làm Trầm Cảnh trưng phòng khách, phòng làm việc. Còn các miếng trầm dạng Đế có kích thước nhỏ hơn hoặc bị vụn sẽ thích hợp dùng trong xông đốt.
4. Hướng dẫn xông đốt giác trầm hương – trầm hương miếng
4.1 Xông đốt giác trầm, miếng trầm trực tiếp với than, lửa
Việc đốt trầm miếng trực tiếp bằng lửa cũng giúp ta thưởng thức được hương vị thơm của trầm, song nó cũng tạo khá nhiều khói. Việc trầm cháy nhanh quá cũng khiến thời gian thưởng thức bị suy giảm, lãng phí.
Dùng lửa trực tiếp sẽ thích hợp hơn cho việc test mùi, thử trầm bằng cách chích nhẹ ngọn lửa vào một góc của miếng trầm (chích lửa). Đây cũng là thao tác của các chuyên gia khi thẩm định trầm.
Do đó, sẽ là hay hơn khi ta sử dụng than để xông đốt trầm miếng và giác trầm hương.
Để đốt miếng trầm trực tiếp bằng than, bạn có thể sử dụng các loại phụ kiện như: lư đồng, lư gốm chuyên dụng. Trong trường hợp không có lư đồng, hãy thay thế bằng những chiếc khay có chất liệu chống cháy và chịu nhiệt tốt như kim loại hoặc gốm sứ khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến loại than dùng để đốt trầm. Than hoa thường hoặc than hoạt tính (loại than ít khói) sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Trước tiên, cho miếng than đã được đốt mồi vào trong lư. Bước tiếp theo, đặt miếng trầm từ từ lên trên bề mặt than (có thể bẻ nhỏ miếng trầm để đốt cho tiện).
Phương pháp xông trầm bằng than đặc biệt được các nước Trung Đông ưa chuộng, có lẽ đây là hình thức xông trầm truyền thống và đặc trưng của họ.
Lưu ý, thay vì cho quá nhiều than trong quá trình đốt, hãy cố gắng giữ cho than cháy âm ỉ, tránh tình trạng lửa than cháy quá mạnh hoặc bị tắt gây ảnh hưởng tới việc cảm nhận và thưởng thức mùi thơm.
Phương pháp đốt trầm miếng này có các ưu nhược điểm như sau:
- Mùi hương đầy mạnh mẽ và cảm xúc
- Đôi khi mùi thơm của tinh dầu có trong trầm miếng sẽ bị khói than lấn át nếu ta dùng phải loại than kém chất lượng.
- Thời gian đốt diễn ra khá nhanh do đó cách chơi này khá tốn kém.
4.2 Xông trầm giác, trầm miếng với lư điện xông trầm
Với phương pháp này, lư điện xông trầm thường được làm bằng chất liệu gốm sứ có tráng men và sử dụng điện để tạo nhiệt làm nóng trầm hương, giúp hương thơm lan tỏa đều khắp gian mà không tạo nhiều khói.
Trước hết, bạn nên bẻ trầm hương thành những miếng nhỏ để tiện cho việc xông.
Tiếp theo, cho các miếng trầm vụn vào trong lư sứ, điều chỉnh thời gian và nhiệt độ sao cho phù hợp rồi sau đó tiến hành cắm điện. Khi lư đã đủ nóng, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt nhiệt độ, không nhất thiết phải xông trầm liên tục ở nhiệt độ cao.
Thông thường, để nhiệt độ ổn định, lư xông điện sẽ tốn khoảng từ 3 đến 5 phút hoạt động.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như không có khói than, khói lửa, mùi hương của trầm miếng được giữ một cách nguyên bản, thời gian sử dụng lâu, có thể set nhiệt độ, thời gian tiện lợi… thì phương pháp xông trầm miếng với lư điện cũng tiềm ẩn một số hạn chế như:
- Mùi hương không xuất hiện ngay lập tức do lư xông cần có thời gian để tạo đủ nhiệt.
- Nhiệt do lư điện tạo ra không đều và mạnh như than nên mùi hương không mạnh mẽ như xông bằng than
- Lư điện sẽ hơi bất tiện khi dùng miếng trầm to và hình dáng một chút gồ ghề
- Không nên xông quá 8 tiếng một ngày để lư xông được bền
Như vậy, bài viết trên đã phần nào giải thích được thắc mắc của quý vị về Giác trầm hương là gì? và Trầm miếng là gì?, cũng như cách sử dụng chúng. Nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm, vui lòng liên hệ với Trầm Tín qua hotline 0911.999.148 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!