Nhiều người đã biết tới trầm hương là loại sản vật vô cùng quý hiếm với mùi thơm đầy ấn tượng, hấp dẫn mà chưa biết rằng nó còn mang tới rất nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa.
Có thể bạn quan tâm: Trầm hương là gì?
Một công dụng của trầm hương được biết đến và sử dụng nhiều nhất chính là đốt trầm hương; bên cạnh đó là các sản phẩm trang sức, phong thủy: vòng tay trầm hương, dây chuyền và các mẫu trầm cảnh dùng để trang trí. Song không chỉ đơn giản có thế!
Vậy trầm hương có tác dụng gì và được sử dụng trong đời sống như thế nào? Mời bạn cùng Trầm Tín tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Tác dụng của trầm hương trong việc khử mùi, làm sạch không khí
Thường xuyên đốt trầm sẽ giúp không gian sống và làm việc luôn thơm tho, dễ chịu. Hơn nữa, mùi trầm còn giúp loại bỏ mùi ẩm mốc, mùi thuốc lá, mùi sơn nhà mới… giúp lọc sạch không khí và thậm chí là giúp xua đuổi muỗi và một số loại côn trùng.
2. Công dụng của trầm hương khi ngâm rượu
Một trong những tác dụng của trầm hương cực kỳ đặc biệt đó chính là ngâm rượu. Rượu trầm hương có tác dụng bổ thận, bổ khí dương, ổn định tinh thần và làm ấm cơ thể.
Hơn thế nữa, rượu trầm còn có tác dụng làm giảm đau tức ngực, nôn mửa, hen suyễn.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cũng chỉ nên dùng một cốc nhỏ mỗi ngày và đừng quá lạm dụng rượu trầm hương.
3. Tác dụng trầm hương để làm trang sức
Những sản phẩm trang sức làm từ trầm hương ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng kiểu dáng mẫu mã dành cho mọi giới tính cũng như mọi lứa tuổi.
Phổ biến nhất là vòng tay trầm hương và dây chuyền trầm hương. Nổi bật hơn cả đó chính là sản phẩm vòng trầm hương với rất nhiều kiểu dáng, kết hợp với các loại charm vàng bạc, đá quý khác nhau hợp với sở thích của từng người.
Vậy vòng tay trầm có tác dụng gì mà được người dùng sử dụng nhiều đến vậy?
Các sản phẩm vòng tay trầm hương vừa mang lại sự sang trọng, đẳng cấp nhưng lại vô cùng mộc mạc, giản dị và gần gũi. Bởi giá trị phong thủy ẩn chứa bên trong gỗ trầm mà người đeo sẽ gặp được những chuyện may mắn, đón nhận vận khí tốt về tài lộc và sức khỏe.
Xem thêm: Vì sao chúng ta nên có ít nhất một chiếc vòng trầm bên mình?
4. Tác dụng của trầm hương trong phong thủy và tâm linh
4.1 Làm vật phẩm phong thủy
Do cách hình thành đặc biệt, trầm hương được ví như sự hội tụ linh khí đất trời. Trầm hương với tính chất dương khí mạnh nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất các vật phẩm về phong thủy.
Người người sử dụng trầm hương nhằm thu hút may mắn, chiêu tài dẫn lộc, là vật hộ mệnh, giúp bảo hộ chủ nhân, xua đuổi tà ma, điềm xấu gở; mang lại vận khí tốt lành.
Những vật phẩm phong thủy làm bằng trầm hương mang theo người (vòng tay, mặt dây – mặt nhẫn, sợi dây chuyền, miếng trầm bỏ ví…) hoặc các sản phẩm trưng bày, trang trí làm từ trầm hương (trầm cảnh): đặt trong nhà, tại văn phòng, trên bàn làm việc… giúp vận khí lưu thông, thanh lọc uế khí, “hóa lành điều dữ” cho người sở hữu chúng.
4.2 Dùng để xông đốt trong các dịp quan trọng
Trong các dịp quan trọng như ngày rằm, mùng một, ngày lễ tết, hay các sự kiện lớn – trọng đại như: khai trương, chuyển văn phòng mới hay tân gia – chuyển nhà mới, nhiều người chọn cách đốt trầm để tẩy uế, xua đuổi đi tà ma, ám khí nhằm mang đến những điều may mắn tốt lành, buôn bán hanh thông, thịnh vượng cho gia chủ.
Nhiều người cũng tin rằng xông hương trầm giúp thanh lọc tính xấu của con người, loại bỏ đi năng lượng tiêu cực, giúp tâm tĩnh để vạn sự hanh thông.
Xem thêm: Nên đốt trầm hương khi nào?
4.3 Sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo lớn về mặt tâm linh
Vì trầm hương được coi là tinh hoa của đất trời, là vua của các mùi hương và là loại gỗ của thần linh nên được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo như là một vật dâng cúng trang trọng.
Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Thiên Chúa, Đạo Cơ Đốc (Kitô giáo), Đạo Hồi… đều xông trầm trong các nghi lễ lớn.
Trong đạo Phật, trầm hương được coi là có thể thông tam giới. Trong các ghi chép về kinh luận chúng ta có thường thấy việc dâng hương trầm tịnh thân trước khi làm lễ.
Trong Thiên Chúa giáo, Kinh thánh trích trầm hương là vật trang sức thượng đế hay đeo, là một trong ba vật mà trước khi “Chúa Giêsu” giáng sinh được 3 vị tiên tri mang tới thế gian bao gồm “Trầm Hương, Nước thánh, Nhũ Hương”.
Các tràng hạt Mân Côi có cây thánh giá cũng thường được làm bằng gỗ Trầm.
Với Cơ đốc giáo thì tổng cộng có đến năm lần Trầm hương được ca ngợi là loại hương liệu cao quý nhất trong cả Kinh Cựu Ước lẫn Kinh Tân Ước.
Trong Hồi giáo, trầm hương được nhắc đến nhiều lần trong quyển tập hợp những lời tiên tri và giáo huấn Hadith của nhà tiên tri Muhammad. Đặc biệt, trầm hương còn được xem là biểu tượng Tình yêu của Thánh Allah.
Trong Đạo giáo, Trầm được coi là điểm đặc sắc của văn hóa Hoa Hạ, cụ thể trong pháp khí của đạo giáo phần Bát quái thường được treo một hạt trầm hương bên trên.
…
Tại một số nơi như: Thái Lan, Ấn Độ và Sumatra (Indonesia) người ta dùng trầm hương, vỏ cây trầm hương để đốt hoặc đắp cho thi hài và dùng để hỏa táng người chết.
Như vậy, ta có thể thấy tác dụng của trầm hương trong phong thủy và tâm linh là rất lớn và vô cùng rõ ràng, đã được khẳng định qua hàng ngàn năm ở nhiều nền văn minh và tôn giáo lớn.
5. Tác dụng trầm hương trong thiền định và trà đạo
Mùi hương trầm khi đốt lên sẽ đem đến sự thoải mái, thư thái tinh thần, giúp đầu óc nhẹ nhàng thanh thản, giảm stress. Tuy mùi hương trầm được mỗi người cảm nhận một cách khác nhau – song tác dụng trầm hương về mặt tinh thần thì không có gì thay đổi.
Trong trà đạo và thiền định, bầu không khí trong lành và thư thái chính là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể thưởng thức hương vị trà cũng như thực hành thiền trọn vẹn.
Trầm hương hấp thu linh khí của đất trời mà hình thành, Đức Phật đã từng nói mùi hương của trầm là mùi của Niết bàn, giúp tâm thanh tịnh, khai mở thiên nhãn, và tất cả các luân xa và làm trấn an tinh thần.
Trầm hương thực sự có tác động tới tâm trí con người, giúp con người trở nên vui vẻ, thanh tịnh và an nhiên, tác dụng tốt và cần thiết trong quá trình thiền định.
Nhang trầm hương không tăm và nhang khoanh (nhang vòng) có thể xem là một “liều thuốc” tối ưu giúp chúng ta giảm thiểu áp lực sau một ngày làm việc căng thẳng, đầy mệt mỏi.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách xông đốt trầm hương đúng và hiệu quả
Mùi hương tinh khiết, không lẫn tạp chất của sản phẩm này sẽ giúp bản thân cân bằng hơn, nhẹ nhàng và thư thái hơn. Nhang trầm không tăm rất được ưa chuộng ở các ở quốc gia gắn bó lâu với văn hóa trà đạo như Nhật Bản.
6. Tác dụng của trầm hương với sức khỏe
Trong hàng ngàn năm lịch sử loài người, con người đã biết sử dụng trầm hương trong y học để điều trị nhiều chứng bệnh.
Từ xa xưa, có thể kể tới Trung Quốc, Ai Cập cổ đại, Ấn độ, dân tộc Tây Tạng… và ngày nay có thêm nhiều nước Tây phương, khi mà các phương tiện y khoa hiện đại cho phép nghiên cứu và phát hiện thêm nhiều hoạt chất có dược tính trong trầm hương.
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trầm hương ít nhất 31 hoạt chất có lợi trong điều trị bệnh. Các hợp chất chính như Methoxyphenyl Ethyl Chromate (27%), Phenylethyl Chromate (5%).
6.1 Công dụng trầm hương trong Đông Y
Trong y học cổ truyền, trầm hương được dùng kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác.
Công dụng của Trầm Hương tập trung chủ yếu ở tinh dầu, nên thường được sử dụng ở dạng tán bột, hoàn tán hay mài uống chứ không cho vào sắc nhưng nhiều loại dược liệu khác.
***** Thông tin tham khảo từ website: thaythuoccuaban.com của Lương Y Nguyễn Hữu Toàn ********
Vị thuốc trầm hương (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
- Tính vị: Gỗ Trầm có vị cay, hơi ngọt, tính ấm.
- Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị và thận.
- Công dụng: Điều khí và giảm đau, hạ khí kéo dài và chống nôn. Bổ thận và chữa hen.
- Liều dùng: Ngày dùng 1-1,5g. Dưới dạng bột, ngâm rượu hoặc mài với nước.
6.1.1 Một số bài thuốc từ Trầm hương
– Chữa hen khí quản: Trầm hương 1,5g, Trắc bách diệp 3g, tán bột và uống trước khi đi ngủ. Người âm hư hoả vượng không nên dùng.
– Chữa bệnh do xúc động tinh thần, khí dồn lên thở gấp, buồn bực ăn không được: Trầm hương, Nhân sâm, Ô dược, Hạt cau đều 6g sắc uống.
– Chữa bệnh nặng phát nấc hay nôn ói: Trầm hương, Ðậu khấu, hạt Tía tô, lượng bằng nhau, mỗi vị 4-6g sắc uống.
– Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
– Trị chứng nấc, nôn ói: Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.
– Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.
*** Tham khảo thêm: https://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/tramhuong.htm ***
– An thần:
Và không thể không nhắc tới tác dụng an thần rất tốt của trầm. Trong dầu trầm hương có hơn 150 hợp chất phức tạp, khi đốt trầm tạo mùi thơm quyến rũ, giúp cho tinh thần thư giãn, thoải mái, giảm căng thẳng, ngủ sâu giấc. Hương trầm đặc biệt tốt cho những người thường xuyên bị chóng mặt đau đầu.
Trầm hương có mùi thơm nhẹ nhưng đặc trưng, không thể trộn lẫn với một loại hương thơm nào khác. Lương y Huỳnh Văn Quang (Hội viên Hội Đông y TP.HCM) còn cho rằng, tinh dầu thơm của trầm phối với tinh dầu xạ hương; (lấy từ túi thơm của con cầy hương) có công dụng tạo ra mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ.
*** Lưu ý: trầm hương được nhắc tới là loại trầm hương tự nhiên – hoàn toàn hình thành trong thiên nhiên chứ không chịu tác động của con người. Còn loại trầm hương nhân tạo thì có khả năng tồn dư tạp chất – hóa chất do con người sử dụng trong quá trình kích thích cây dó bầu sinh tạo trầm ******
6.1.2 Lưu ý – Chống chỉ định
Thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai.
6.2 Công dụng của trầm hương trong Tây Y
Theo nền y học phương tây, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh.
Ví dụ:
- Bệnh tim mạch: đau ngực, suy tim.
- Bệnh hô hấp: hen suyễn
- Bệnh thần kinh: an thần, trị mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh… Nhiều bác sĩ trong nền y học hiện đại khuyên bệnh nhân của mình nên để trầm hương ở dưới gối để giảm chứng đau đầu, chống lại các bệnh trầm cảm…
- Bệnh về tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Bệnh về đường tiết niệu: bí tiểu tiện…
Tiến sĩ Hsueh-Kung Lin tại Đại học Oklahoma, Mỹ khẳng định rằng tinh dầu trầm hương có thể trở thành một liệu pháp chữa trị đối với những người phải bị bệnh ung thư bàng quang.
Nghiên cứu mới về tác dụng dược liệu của Trầm hương Việt Nam:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y học tự nhiên, trường Đại học Toyama, Nhật bản, trầm hương lấy mẫu từ Việt Nam có tác dụng dược liệu rất đáng quý đối với hệ thần kinh.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng: Một hợp chất sesquiterpene mới chiết xuất từ trầm hương Việt Nam tác động mạnh đến việc biểu hiện Yếu tố dinh dưỡng thần kinh nguồn gốc não (BDNF)* trong tế bào thần kinh của chuột được nuôi cấy.
* Yếu tố dinh dưỡng thần kinh nguồn gốc não, còn được gọi là BDNF, là thành phần liên quan đến các yếu tố tăng trưởng thần kinh.
Qua đây có thể thấy, dù là y học cổ truyền hay hiện đại, dù trong đông y hay tây y thì trầm hương cũng đều cho thấy khả năng chữa bệnh hữu hiệu của mình. Và so sánh đối chiếu thì các tác dụng của trầm hương trong hai nền y học đều có những nét tương đồng, chứng tỏ giá trị của nó mang lại cho người sử dụng.
6.3 Công dụng trầm hương làm thảo dược trà trầm hương
Trà trầm hương là một loại thức uống thảo dược được chế biến từ lá của cây dó bầu (cây trầm hương).
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, uống trà trầm hương đều đặn sẽ giúp ổn định hoạt động đường huyết, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện một số vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.
Trà trầm hương là thức uống tự nhiên không chứa caffeine. Đồng thời, trà trầm hương còn rất giàu chất chống oxy hóa nên có thể giúp chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do chính là nguyên nhân gây lão hóa cho cơ thể của bạn. Đặc biệt, đối với những người nhạy cảm với caffeine thì trà trầm hương chính là sự lựa chọn tốt nhất với khả năng giúp thư giãn một cách hiệu quả.
Trong trà trầm hương còn có một hợp chất được gọi là Gekwanin Glycosides. Hợp chất này khi vào cơ thể, có thể giúp giải phóng 1 loại enzyme giúp làm giảm lượng đường trong máu đến mức tiêu chuẩn. Đồng thời, chất này cũng tham gia vào quá trình giải phóng carb (carbohydrates) nên có thể giúp bạn rất nhiều trong quá trình giảm cân.
Như vậy, trà trầm hương chứa đường tự nhiên, có tác dụng ổn định đường huyết trong cơ thể, giúp thủy phân lượng đường trong cơ thể. Sử dụng trà trầm hương còn tác dụng hạn chế lượng đường dư thừa trong cơ thể, hạn chế quá trình tổng hợp glucose trong cơ thể bằng cách ngăn ngừa tiết emzyme thủy phân carbohyrate giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Trà trầm hương không chỉ là một thức uống giúp tinh thần thoải mái, mà còn có lợi đến sức khỏe con người như ổn định đường huyết, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu,…
7. Tác dụng của gỗ trầm hương trong sản xuất nước hoa
Tinh dầu trầm hương là loại tinh dầu được chiếc xuất từ trầm hương là một thành phần quan trọng trong nhiều loại nước hoa.
Không phải ngẫu nhiên mà tinh dầu trầm được xếp vào hạng những loại tinh dầu quý hiếm và có giá đắt đỏ hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, 1 lít tinh dầu trầm hương ở mức giá từ hàng chục tới cả trăm nghìn USD.
Các chuyên gia ngành hương liệu đã nghiên cứu, đúc kết rằng tinh dầu trầm hương có khả năng lưu hương cực lâu. Ngoài ra, tinh dầu trầm cũng được sử dụng để làm chất định hương nước hoa.
Do đó trầm hương là nguyên liệu được ưa thích và không thể thiếu của các nhãn hiệu nước hoa đắt tiền trên thế giới. Và các hãng nước hoa nổi tiếng đã cho ra nhiều dòng sản phẩm nước hoa trầm hương.
8. Công dụng của trầm hương trong làm đẹp, chăm sóc da, dưỡng da
Trầm hương cũng đem lại công dụng không nhỏ trong lĩnh vực làm đẹp. Về thẩm mỹ, tinh dầu trầm cũng được các chuyên gia làm đẹp đánh giá là có khả năng chăm sóc da: giúp cho làn da khỏe mạnh, săn chắc; giúp bảo vệ các tế bào da, giảm nhăn và cải thiện tình trạng da xấu và da mụn.
Tinh dầu trầm có thể sử dụng để:
- Đắp mặt nạ dưỡng da
- Trị sẹo và rạn da
- Giảm thâm quầng mắt
- Trị mụn trứng cá, mụn cám
- Làm mờ vết thâm da, nám da
Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng trầm hương hiệu quả
Hy vọng với 8 tác dụng của trầm hương mà Trầm Tín điểm ra sẽ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về sản vật trầm hương quý hiếm này.
Theo bạn thì cây trầm hương có tác dụng gì nữa? Hãy để lại comment của bạn để cùng bàn luận nhé!
Bài viết hữu ích: