Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế, khi đốt cháy, chất độc từ hóa chất trong hương có thể gây ung thư.
Qua ghi nhận của phóng viên Trung tâm Tin tức VTV24 tại Chợ Đồng Xuân (Hà Nội), không khó để tìm thấy những quầy hàng bán hương quanh khu chợ này. Dù khác nhau về nhãn hiệu, kiểu dáng nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là thông tin về sản phẩm rất sơ sài.
Nắm được tâm lý người mua đó là bát hương càng nhiều tàn, càng cong thì càng có nhiều lộc, nhiều người bán hàng cũng chẳng ngại thừa nhận, có hóa chất trong sản phẩm. Mặc dù hầu hết các loại hương đều được ngâm tẩm trong các hóa chất độc hại, giúp cong tàn, cháy đều, tỏa hương thơm nhưng trên bao bì sản phẩm đều ghi những dòng chữ như: hương thơm thảo mộc, không chứa hóa chất độc hại.
https://youtu.be/pioYByemj0g
Cả nước đang bước vào mùa lễ hội với hàng nghìn các hoạt động được diễn ra. Và lễ hội thì có một điều không thể thiếu là các nén hương được dâng lên ban thờ để tỏ lòng thành kính.
Thế nhưng đã bao giờ quý vị tự hỏi “Hương thơm từ các nén hương tại sao lại giữ được lâu như vậy?” hay “Tại sao tàn hương ngày nay đều giữ được độ cong đẹp mắt?” hay chưa?
Bây giờ chúng tôi sẽ mang lại cho quý vị câu trả lời cho những câu hỏi đó. Câu trả lời mà có lẽ sẽ khiến cho nhiều người phải suy nghĩ lại khi chọn hương và sử dụng hương.
Hàng nghìn nén hương cháy nghi ngút, hàng tỷ đồng tiền nhang khói cho một ngôi chùa mùa lễ hội. Thế nhưng, chẳng mấy ai quan tâm về nguồn gốc xuất xứ cũng như sự độc hại của chúng.
Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), không khó để tìm thấy những quầy hàng bán hương quanh khu chợ này. Dù khác nhau về nhãn hiệu, kiểu dáng nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là thông tin sản phẩm rất sơ sài: chỉ có địa chỉ bán hàng, không có nơi sản xuất, thành phần nguyên liệu cũng chỉ ghi chung chung.
Khi hỏi một cửa hàng:
- Phóng viên (PV): Cái loại (nhang) này có phải là hóa chất không?
- Người bán (NB): Không, đây là trầm. Cái loại rẻ tiền kia kìa (chỉ lên trên giá kệ), nó mới trộn hóa chất.
Nắm được tâm lý người mua thích bát hương càng nhiều tàn, càng cong thì càng có nhiều lộc. Nhiều người bán hàng cũng chẳng ngại ngần thừa nhận có hóa chất trong sản phẩm.
- PV: Cái này (bó nhang) là có hóa chất đúng không?
- NB: Xử lý tăm thì nó mới cong được. Thích đẹp thì phải chấp nhận thôi
- NB: Có hương hóa chất, hương mùi nước hoa. Nhà có trẻ em thì không nên thắp, độc hại. Người lớn mình còn không ngửi được.
Dù phần lớn các loại hương đều được ngâm tẩm trong hóa chất độc hại giúp cong tàn, cháy đều, tỏa hương thơm. Thế nhưng trên bao bì đều ghi những dòng chữ như: Hương thơm thảo mộc, không chứa hóa chất độc hại.
- NB: Chắc chắn là vẫn có, đấy là đánh lừa người dân. Chỉ có một loại là 90% và một loại là 50% thôi. Còn bất kỳ nhà nào cũng bảo nhà tớ sản xuất hương và hương nhà tớ không có hóa chất, nhà tớ không độc hại, nhà tớ là hương quế… các thứ. Đấy là cách người ta bán hàng thôi.
Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế: Khói hương độc hại không kém khói thuốc lá. Khi đốt cháy, chất độc từ hóa chất trong hương sẽ tác động tới đường hô hấp dẫn tới viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể, dẫn tới biến đổi tế bào, biến đổi gen. Khi là tế bào ác tính, chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.
Vâng, có thể thấy là những người bán hàng cũng chẳng ngại ngần thừa nhận là các loại hương mà họ bán đã được ngâm tẩm những thứ hóa chất không hề được ghi trong nhãn mác!
Vậy quy trình ngâm tẩm những hóa chất này vào hương diễn ra như thế nào? Phóng sự tiếp theo của VTV24 sẽ có câu trả lời đó. Mời quý vị và các bạn chú ý theo dõi.
Tóm tắt nội dung kỳ sau:
Mỗi ngày có hàng triệu bó hương như thế này được bán ra thị trường. Tất cả đều được ngâm tẩm trong hàng loạt hóa chất độc hại. Quy trình tạo ra những loại hương này như thế nào? Những hóa chất nào được sử dụng để làm hương? Tại sao lại phải sử dụng hóa chất?
Hành trình thâm nhập một trong những địa điểm sản xuất hương lớn nhất miền bắc sẽ mang đến cho quý vị câu trả lời.
Theo VTV